4P trong marketing là gì? Phân tích chiến lược marketing 4P

Tầm quan trọng của chiến lược 4P trong marketing

4P trong marketing là gì? Chắc hẳn những bạn đã học hoặc đang làm về marketing không còn quá xa lạ với khái niệm này. Tuy nhiên với các bạn mới hoặc đang tìm hiểu về marketing thì chắc chắn là một điều gì đó mới mẻ. Vậy làm thế nào để triển khai mô hình 4P trong marketing này hiệu quả trong doanh nghiệp? Hãy cùng Up Brand tìm hiểu câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé!

4P trong marketing là gì?

4P trong marketing là mô hình marketing liên quan đến việc tiếp thị hàng hoá, dịch vụ đến với tập khách hàng mục tiêu. Dựa vào mô hình 4P trong marketing, doanh nghiệp có thể định hình quá trình phân phối, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

4P trong marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản:

  • Product – Sản phẩm
  • Price – Giá cả
  • Place – Phân phối
  • Promotion – Xúc tiến

Marketing Mix ban đầu được phát triển từ mô hình 4P gồm 4 yếu tố, được hầu hết các nhà tiếp thị sử dụng vào chiến lược Marketing nhằm đạt được mục tiêu tiếp thị, bán hàng,…

4P trong marketing là mô hình marketing liên quan đến việc tiếp thị hàng hoá, dịch vụ đến với tập khách hàng mục tiêu.
4P trong marketing là mô hình marketing liên quan đến việc tiếp thị hàng hoá, dịch vụ đến với tập khách hàng mục tiêu.

Phân tích chiến lược 4P trong marketing

4 chữ P trong marketing bao gồm Product, Price, Place, Promotion. Với mỗi chữ P đều mang vai trò quan trọng trong kế hoạch marketing của bất kỳ doanh nghiệp nào.

Product (sản phẩm)

Đây là sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp cho thị trường. Điều quan trọng là phải hiểu rõ nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm/dịch vụ phù hợp để đáp ứng nhu cầu đó. Các quyết định liên quan đến tính năng, chất lượng, giá trị gia tăng, và bao bì đều thuộc về phạm vi của yếu tố này. Khi thiết lập chiến lược sản phẩm, bạn cần đưa ra các quyết định liên quan đến những vấn đề sau:

Product là một trong 4 yếu tố của chiến lược 4P trong marketing
Product là một trong 4 yếu tố của chiến lược 4P trong marketing

Chiến lược về nhãn hiệu

Cách gọi tên cho từng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới mức độ ghi nhớ, cảm nhận và động lực mua của khách hàng.

Đặt tên riêng biệt

Đặt tên mỗi sản phẩm khác nhau giúp uy tín công ty không bị ràng buộc vào từng loại sản phẩm và hạn chế rủi ro về mặt thương hiệu giữa các sản phẩm.

Tuy nhiên, mỗi sản phẩm mới thì đi kèm với nhãn hiệu mới ra đời. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải bỏ nhiều nỗ lực và tiền bạc hơn để khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm.

Ví dụ: Tân Hiệp Phát đặt tên riêng biệt cho các sản phẩm (Trà xanh Không Độ, Trà thanh nhiệt Dr. Thanh, Nước tăng lực Number 1, Nước ép trái cây Juicie,…).

Đặt tên chung cho tất cả sản phẩm

Khi đặt tên chung cho tất cả sản phẩm sẽ giúp tiết kiệm chi phí khi quảng bá sản phẩm. Sản phẩm mới sẽ dễ dàng dễ dàng được khách hàng tiếp nhận nếu như sản phẩm trước đó được tin tưởng và yêu thích bởi khách hàng đã có cảm tình tốt với thương hiệu.

Do đó, nếu sản phẩm trước đó đánh mất uy tín thì có thể dẫn đến toàn bộ sản phẩm không được tin tưởng và yêu thích. Ngoài ra, việc sử dụng tên chung có thể khiến khách hàng khó phân biệt các sản phẩm cùng danh mục.

Ví dụ: Sữa Vinamilk, sữa chua Vinamilk, sữa bột Vinamilk.

Đặt tên theo từng dòng sản phẩm

Với phương pháp này sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và thuận tiện quảng bá được từng dòng sản phẩm. Tương tự như phương pháp số 1, uy tín doanh nghiệp sẽ không bị ràng buộc với từng dòng sản phẩm nhưng nếu dòng sản phẩm đó bị sự cố thì cũng chắc chắn mức ảnh hưởng sẽ áp dụng cho toàn bộ dòng sản phẩm.

ví dụ: Unilever Vietnam đặt tên cho dòng sản phẩm chăm sóc da Pond’s (sữa rửa mặt, kem dưỡng da, nước tẩy trang,…), dòng sản phẩm chăm sóc răng miệng P/S (kem đánh răng, nước súc miệng, bàn chải), dòng sản phẩm chăm sóc da – tóc Dove (dầu gội, dầu xả, sữa tắm, kem dưỡng da, xịt khử mùi, lăn khử mùi,…).

Kết hợp thương hiệu của doanh nghiệp với tên riêng của từng sản phẩm

Kiểu đặt tên này vừa tận dụng được uy tín của thương hiệu doanh nghiệp, vừa có dấu ấn riêng cho từng sản phẩm. Đồng thời, nếu có sự cố thương hiệu của một sản phẩm cũng sẽ ảnh hưởng ít hơn tới thương hiệu của sản phẩm khác.

ví dụ: VinGroup sử dụng thương hiệu “Vin” cho hầu hết các sản phẩm và dịch vụ của mình. Trong lĩnh vực bất động sản, VinGroup có các dự án như Vinhomes, VinCity, VinPearl, và Vincom Center. Trong lĩnh vực giáo dục, họ có VinUni (trường đại học) và VinSchool (hệ thống trường học). Trong lĩnh vực giải trí và du lịch, họ có Vinpearl (chuỗi khu nghỉ dưỡng) và Vincom (trung tâm thương mại).

Chiến lược về tập hợp sản phẩm

Cần lập bảng tập hợp tính năng của sản phẩm. Các đặc điểm cần có của bảng tập hợp về sản phẩm:

  • Chiều rộng: đây là bảng thông tin thể hiện cho dòng sản phẩm. Thông thường dòng sản phẩm sẽ có các sản phẩm liên quan hay có chung một số tiêu chí như chức năng, đặc điểm/cấu trúng, và khách hàng mục tiêu.
  • Chiều sâu: tổng số các tính chất khác của dòng sản phẩm (về màu sắc, kích cỡ, v.v).
  • Chiều dài: tổng số sản phẩm.
  • Tính nhất quán cho sản phẩm: Đây là yếu tố thể hiện mức liên quan giữa sản phẩm về lĩnh vực kinh doanh, công nghệ sản xuất và hệ thống phân phối.

Một công ty khi khởi nghiệp có thể chỉ kinh doanh một sản phẩm. Nhưng trong quá trình phát triển, doanh nghiệp sẽ cân nhắc kinh doanh thêm sản phẩm để phân bổ rủi ro tốt hơn.

Khi đưa ra các quyết định về tập hợp sản phẩm, bạn cần cân nhắc đến các chiến lược sau:

  • Mở rộng tập hợp sản phẩm.
  • Kéo dài cái dòng sản phẩm.
  • Tăng chiều sâu của tập hợp sản phẩm.
  • Tăng/giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm.

Chiến lược về dòng sản phẩm

Kéo dãn dòng sản phẩm
  • Dãn xuống: Tập trung phát triển các sản phẩm nhắm vào phân khúc cao cấp trước, sau đó dần bổ sung các sản phẩm cho các phân khúc thấp hơn của thị trường.
  • Dãn lên: Ngược lại với chiến lược phía trên, đây là chiến lược phát triển các sản phẩm chiếm lĩnh thị trường cấp thấp, có mức độ phát triển nhanh trước nhằm thâm nhập hoặc cản trở đối thủ gia nhập thị trường. Sau đó doanh nghiệp sẽ bổ sung các sản phẩm để tiến dần lên các phân khúc cao hơn nhằm phát triển và gia tăng lợi nhuận.
  • Dãn cả hai phía: phát triển các sản phẩm trong dòng theo cả hai hướng lên và xuống nhằm “đánh phủ” toàn bộ thị trường.
Bổ sung dòng sản phẩm

Bổ sung thêm mặt hàng mới vào dòng sản phẩm hiện có nhằm tăng lợi nhuận, tăng thêm sự lựa chọn cho người tiêu dùng và cản trở sự phát triển của đối thủ cạnh tranh.

Hạn chế dòng sản phẩm

Bên cạnh việc bổ sung các sản phẩm mới cho dòng sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện loại bỏ các sản phẩm có lực cạnh tranh yếu và không thu hút khách để tập trung các nguồn lực cho các sản phẩm khác hiệu quả hơn.

Price (chi phí)

Price là số tiền mà khách hàng phải trả để sở hữu sản phẩm hay dịch vụ. Đây cũng là một trong những yếu tố nhạy cảm tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng.

Chiến lược 4P trong marketing, Price (P2) là giá bán của sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Khi xác định giá bán, chủ doanh nghiệp xác định kỹ các khoản chi phí để hoàn thiện sản phẩm: chi phí nguyên vật liệu, nhân công, vận chuyển, thiết kế… để sao cho có lãi là được. Mức lãi thường có tỷ lệ 15 – 20% tổng giá trị sản phẩm.

Price là một trong 4 yếu tố của chiến lược 4P trong marketing
Price là một trong 4 yếu tố của chiến lược 4P trong marketing

Chi phí bạn đưa ra sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm bán được:

  • Nếu giá của bạn quá thấp, khách hàng có thể nghĩ sản phẩm của bạn kém chất lượng hay bạn sẽ có ít lợi nhuận hơn.
  • Nếu giá của bạn quá cao, khách hàng có thể mua ít hơn hoặc mua với số lượng nhỏ hơn.

Để xác định chi phí sản phẩm, bạn nên xem xét:

  • Chi phí của sản phẩm (gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi)
  • Giá sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh
  • Số tiền khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của bạn

Các chiến lược giá phổ biến trong Marketing phải kể đến như:

  • Chiến lược giá thâm nhập thị trường
  • Chiến lược giá hớt váng sữa
  • Chiến lược giá theo dòng sản phẩm
  • Chiến lược giá theo tâm lý
  • Chiến lược giá theo combo
  • Chiến lược giá cạnh tranh
  • Chiến lược giá khuyến mãi
  • Chiến lược giá theo phân khúc
  • Chiến lược định giá phân biệt
  • Chiến lược định giá động

Ví dụ:

Định giá phân biệt theo địa lý: giá vị trí chỗ ngồi gần sân khấu mắc hơn các vị trí xa sân khấu. 

Định giá phân biệt theo thời gian: giá đi xe Grab vào giờ cao điểm sẽ cao hơn giờ thấp điểm.

Định giá phân biệt theo phân khúc khách hàng: giá vé xe buýt dành cho sinh viên thấp hơn so với các đối tượng khác.

Place (phân phối)

Chiến lược 4P trong marketing phân phối là một khâu quan trọng không thể thiếu. Nó liên quan đến việc chọn địa điểm nơi sản phẩm sẽ được cung cấp để bán.

Khi khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy và mua sản phẩm của thương hiệu thì chiến lược kênh phân phối đã đạt hiệu quả.

Kênh phân phối là nơi mà bạn sẽ bán sản phẩm của mình, có thể là: bán trực tiếp cho khách hàng tại cửa hàng của thương hiệu, bán hàng thông qua nhà phân phối, bán hàng qua internet, v.v.

Việc kênh phân phối có đảm bảo rằng khách hàng thuận tiện mua hàng là yêu cầu rất quan trọng với mỗi marketer.

4 Cấu trúc kênh phân phối phổ biến
4 Cấu trúc kênh phân phối phổ biến

Cấu trúc kênh phân phối sẽ cho chúng ta thấy được:

  • Chiều dài của kênh: số cấp trung gian. Như ở hình trên, kênh A không có cấp trung gian nào nên là kênh ngắn nhất. Kênh D có 3 cấp trung gian (đại lý, nhà bán sỉ hay còn gọi là bán buôn, nhà bán lẻ), đây là kênh dài nhất trong bảng trên.
  • Chiều rộng của kênh: số lượng trung gian trong mỗi cấp. Ví dụ ở cấp nhà bán lẻ, kênh B có 10 nhà bán lẻ, kênh C có 100 nhà bán lẻ. Như vậy, kênh C phát triển về chiều rộng hơn so với kênh B.

Thông qua 2 khía cạnh trên, khi xây dựng cấu trúc kênh phân phối cần thiết lập chiến lược về chiều dài và chiều rộng kênh.

Chiến lược chiều dài kênh phân phối gồm có: kênh phân phối trực tiếp, kênh phân phối gián tiếp, phân phối kép.

Chiến lược về chiều rộng kênh phân phối gồm có: phân phối độc quyền, phân phối chọn lọc.

ví dụ: Nike có một hệ thống phân phối rộng lớn trên toàn cầu, bao gồm các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng chính hãng, và đại lý phân phối. Họ có các cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới, từ các cửa hàng độc quyền Nike đến các điểm bán hàng tại các trung tâm mua sắm lớn.

Promotion (xúc tiến)

Promotion hay còn gọi theo tiếng Việt là xúc tiến thương mại, là chữ P thứ tư của 4P trong Marketing Mix và được đánh giá là phần quan trọng nhất trong 4P, được doanh nghiệp quan tâm, đầu tư nhiều nhất. Xúc tiến là các hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ nhằm tăng doanh số. Các hoạt động này bao gồm: khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm thương mại, đồng thời cần chú ý đến các yếu tố khác của mô hình 4P trong marketing như giá cả, phân phối. 

Lưu ý: nhiều doanh nghiệp và nhân sự làm marketing thường hiểu nhầm và hiểu chưa hết về Promotion, cho rằng Promotion là khuyến mãi, là quảng cáo. Nội dung dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu đúng hơn về P thứ 4 này.

Promotion là một trong 4 yếu tố của chiến lược 4P trong marketing
Promotion là một trong 4 yếu tố của chiến lược 4P trong marketing

Có rất nhiều chiến thuật bạn có thể sử dụng để quảng bá sản phẩm tới các khách hàng tiềm năng, bao gồm:

  • Quảng cáo truyền thống trên truyền hình, đài phát thanh, bảng quảng cáo, trên báo chí hoặc tạp chí.
  • Quảng cáo trên Internet, Social Media và các kỹ thuật quảng cáo online khác.
  • Tham gia các triển lãm/hội chợ thương mại và các sự kiện.
  • In / phát tờ rơi, sử dụng banner ngoài trời.
  • Marketing trực tiếp qua điện thoại (Telemarketing), Email Marketing.

ví dụ: Nike sử dụng nhiều kênh quảng cáo để quảng bá sản phẩm của mình, bao gồm quảng cáo trên truyền hình, truyền thông xã hội, các sự kiện thể thao lớn, cũng như các chiến dịch quảng cáo trực tuyến nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Nike cũng thường xuyên hợp tác với các vận động viên nổi tiếng và ngôi sao thể thao để tạo ra sự hấp dẫn và tăng cường nhận thức thương hiệu.

Tìm hiểu rõ hơn về promotion tại: https://upbrandtop1.com/promotion-la-gi/

Tầm quan trọng của chiến lược 4P trong marketing

Sau khi bạn biết được 4P trong Marketing là gì cũng như phân tích chiến lược các thành phần 4P, bạn cũng cần biết về tầm quan trọng của chiến lược 4P trong marketing.

Tầm quan trọng của chiến lược 4P trong marketing
Tầm quan trọng của chiến lược 4P trong marketing

Tạo ra sản phẩm mới và chất lượng

Sản phẩm là trái tim của mô hình 4P. Bằng cách nghiên cứu, hiểu sâu về thị trường và nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm mới và cải thiện chất lượng sản phẩm hiện có. Điều này giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo sự hấp dẫn trên thị trường.

Nâng cao giá trị thương hiệu

Chiến lược 4P trong marketing giúp sản phẩm và thương hiệu phổ biến trên thị trường, duy trì mối quan hệ và gia tăng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Điều này không chỉ góp phần nâng cao giá trị, uy tín của thương hiệu mà còn giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh và trở thành lợi thế cạnh tranh của thương hiệu.

Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Ngày càng có nhiều sản phẩm mới ra mắt người dùng đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng nâng cao sáng tạo, tìm tòi ra những tính năng mới của sản phẩm thu hút người dùng. Đồng thời, giá cả cạnh tranh hơn so với đối thủ. Các doanh nghiệp không ngừng giải quyết các yếu tố  ở chiến lược 4P trong marketing để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Gia tăng lợi ích cho người tiêu dùng

Tạo nên sự độc đáo và nâng cao chất lượng của sản phẩm nhằm đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Nhờ đó, người tiêu dùng sẽ có thể dễ dàng tìm được một sản phẩm / dịch vụ phù hợp, tiện lợi và chất lượng cao cho mình. Khách hàng sẽ có trải nghiệm tích cực hơn với thương hiệu, tạo ra lòng trung thành, sự quay lại, đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về 4P trong Marketing mà Up Brand Top 1 muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có góc nhìn tổng quan về chiến lược 4P trong marketing trong doanh nghiệp và biết cách xây dựng kế hoạch marketing sử dụng 4P hiệu quả.

Picture of Up Brand Top 1

Up Brand Top 1

Công ty TNHH Up Brand Top 1 là Agency cung cấp các dịch vụ marketing tổng thể bao gồm lên chiến lược và thực hiện chi tiết giúp Quý doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư, nâng cao khả năng sinh lợi nhuận. KPIs được cam kết cụ thể theo từng giai đoạn và định hướng kinh doanh.

Để lại một bình luận

Lên đầu trang