Chief marketing officer là gì? Vai trò của chief marketing officer trong doanh nghiệp

CMO (Chief Marketing Officer) là gì?

Trong thời đại 4.0 hiện nay thì sự phát triển của một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công việc truyền thông. Đứng sau mỗi chiến dịch marketing sẽ có một người trực tiếp đưa ra ý tưởng, điều hành và cân đối tài chính phù hợp với doanh nghiệp nhất…Vị trí mà chúng tôi đang kể tới đó là Chief Marketing Officer(CMO) hay còn gọi là Giám đốc Marketing. Vậy Chief marketing officer là gì? Cùng Up Brand Top 1 tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Chief marketing officer là gì?

Chief Marketing Officer có tên viết tắt là CMO, chỉ chức danh Giám đốc Marketing hay Giám đốc tiếp thị – chức vụ quản lý cấp cao trong đội ngũ C – suit của doanh nghiệp.Theo định nghĩa chuẩn cua Wiki về Chief Marketing Officer thì: Giám đốc tiếp thị (CMO), còn được gọi là giám đốc tiếp thị toàn cầu hoặc giám đốc tiếp thị, là một giám đốc điều hành công ty chịu trách nhiệm về các hoạt động tiếp thị trong một tổ chức.

Trong khi về mặt lịch sử, những chức danh này có thể biểu thị trách nhiệm pháp lý, chẳng hạn như tại Công ty tại Vương quốc Anh, các chức danh ít nghiêm ngặt / trang trọng hơn trong Thế kỷ 21 và cho phép các công ty thừa nhận vai trò ngày càng phát triển và ngày càng quan trọng mà các nhà tiếp thị có thể đóng trong một tổ chức, ít nhất là vì tính cách vốn có của các nhà tiếp thị thành công.

Chief Marketing Officer lãnh đạo quản lý thương hiệu, truyền thông tiếp thị (bao gồm quảng cáo, khuyến mại và quan hệ công chúng), nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quản lý kênh phân phối, định giá, thành công của khách hàng và dịch vụ khách hàng.

Chief Marketing Officer là gì?
Chief Marketing Officer là gì?

CMO là người đảm trách toàn bộ hoạt động Marketing của doanh nghiệp bao gồm việc nâng cấp thương hiệu sản phẩm và các chiến dịch chăm sóc khách hàng. Tựu chung lại, Chief Marketing Officer hay Giám đốc Marketing là dấu gạch nối quan trọng giữa bộ phận Marketing với các phòng ban khác trong doanh nghiệp như Phòng Quan hệ khách hàng, Phòng kế toán, Phòng Thiết kế và Phát triển sản phẩm, Phòng Truyền thông,… nhằm đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp “thuận buồm xuôi gió”.

Vai trò của Chief marketing officer trong doanh nghiệp

Chief Marketing Officer đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu trong doanh nghiệp. Đây là vị trí đầu tàu dẫn dắt, chèo lái đội ngũ thực hiện các chiến dịch, mục tiêu Marketing để mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Cụ thể:

Thấu hiểu, đồng cảm và cải thiện trải nghiệm người tiêu dùng

Cùng với giám đốc kinh doanh, Chief Marketing Officer cũng phải đứng ở cương vị của khách hàng để nhìn nhận, đánh giá và cải thiện những trải nghiệm của người tiêu dùng, bằng cách nghiên cứu thị trường, tương tác trực tiếp với khách hàng của mình.

Chief Marketing Officer có thể thực hiện các hoạt động như cải thiện chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng cường trải nghiệm khách hàng trên các kênh truyền thông, thiết kế giao diện dễ sử dụng trên website hoặc ứng dụng di động, đồng bộ tất cả các kênh truyền thông của doanh nghiệp để tạo ra một trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng.

Xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường

Marketing là hoạt động cần có, thậm chí là bắt buộc trong hầu hết mọi doanh nghiệp hiện nay. Xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường là vai trò quan trọng của một Chief Marketing Officer. Một thương hiệu mạnh giúp tăng uy tín cho doanh nghiệp, thu hút người tiêu dùng, đồng thời tăng lượng khách hàng trung thành đối với các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Một thương hiệu mạnh được thể hiện rõ ràng nhất thông qua các báo cáo tài chính, và Chief Marketing Officer là người thực hiện điều đó. Chief Marketing Officer đảm nhiệm việc xây dựng những nhận thức tích cực về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp từ người tiêu dùng. Đảm bảo khách hàng sẽ nhớ đến thương hiệu và sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp đầu tiên.

Nắm bắt, triển khai các xu hướng Marketing mới nhất cho doanh nghiệp

Thị trường thay đổi liên tục và ngày càng trở nên phức tạp hơn, các xu hướng Marketing mới cũng xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu, kỳ vọng và xu hướng mua của khách hàng ngày càng cao. Tuy nhiên mỗi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau sẽ phù hợp với những xu hướng Marketing nhất định, không giống nhau.

Chính vì vậy, Chief Marketing Officer phải là người triển khai các xu hướng Marketing mới nhất cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi họ phải luôn cập nhật, nắm bắt các xu hướng Marketing mới nhất, từ đó phân tích và đưa ra quyết định phù hợp với mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chọn đúng xu hướng Marketing thì đây chính là nền tảng giúp doanh nghiệp “lấy đà” phát triển, vươn xa hơn nữa.

Chief Marketing Officer phải là người triển khai các xu hướng Marketing mới nhất cho doanh nghiệp.
Chief Marketing Officer phải là người triển khai các xu hướng Marketing mới nhất cho doanh nghiệp.

Nuôi dưỡng môi trường và văn hóa hợp tác trong doanh nghiệp

Là người đứng đầu bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, CMO cần phải phối hợp làm việc với các bộ phận/ phòng ban khác trong công ty nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp cũng như đánh giá kết quả các chiến dịch một cách khách quan và chính xác nhất. Điều này cần một môi trường làm việc chuyên nghiệp và văn hóa hợp tác giữa các bộ phận/ phòng ban, đội ngũ nhân viên.

Chính vì vậy, Chief Marketing Officer cần thiết lập, nuôi dưỡng một môi trường mà ở đó, sự tương trợ lẫn nhau giữa các nhân viên phải diễn ra thường xuyên, tất cả mọi người đều được lắng nghe, đưa ra ý kiến cũng như đóng góp cho một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh. Một CMO xuất sắc sẽ biết cách dung hóa các nguyên tắc vào công việc, gợi mở sự sáng tạo, ý tưởng độc đáo trong kế hoạch Marketing.

Nhiệm vụ, công việc chính của Chief marketing officer

Lãnh đạo, giám sát bộ phận Marketing

Chief Marketing Officer là người đứng đầu, quản lý, điều hành bộ phận Marketing trong doanh nghiệp, họ phải đảm bảo rằng, đội ngũ nhân viên của mình đang nhận thức đúng đắn về những chiến lược, hướng đến mục tiêu chung là tạo ra giá trị cho khách hàng, thị trường, đồng thời đóng góp vào sự phát triển, tăng trưởng của doanh nghiệp.

Ở vị trí này, CMO sẽ đánh giá, phê duyệt các kế hoạch Marketing của đội ngũ quản lý cấp dưới, đảm bảo hiệu quả và chất lượng công việc, đồng thời tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp. Bộ phận Marketing sẽ thực hiện rất nhiều đầu mục công việc, Chief Marketing Officer phải đảm bảo toàn bộ các nhóm làm việc chặt chẽ, liền mạch, đồng nhất. Đồng thời, họ còn là người trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên cấp dưới triển khai các hoạt động, góp phần nâng cao kỹ năng và phát triển trong sự nghiệp của mỗi người.

Nghiên cứu, phân tích thị trường

Chief Marketing Officer cần tiến hành phân tích thị trường vĩ mô bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, xu hướng,… đến môi trường vi mô như khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp,… Bằng các dữ liệu và thông tin đã được phân tích, Chief Marketing Officer sẽ có cơ sở để xây dựng kế hoạch, chiến lược, mục tiêu và đưa ra những quyết định phù hợp với tình hình thị trường, doanh nghiệp hiện tại. Bước nghiên cứu và phân tích này rất quan trọng, giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro khi triển khai kế hoạch trong tương lai.

Chief Marketing Officer cần tiến hành phân tích thị trường vĩ mô bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, xu hướng,...
Chief Marketing Officer cần tiến hành phân tích thị trường vĩ mô bao gồm kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ, xu hướng,…

Thiết lập và triển khai chiến lược Marketing

Truyền thông Marketing cần quản lý cách thức mà doanh nghiệp truyền đạt thông tin, thông điệp qua trong tới khách hàng mục tiêu. Chief Marketing Officer trong doanh nghiệp cần đảm bảo rằng, thông điệp truyền tải trên tất cả các kênh cần phải nhất quán, dễ hiểu, nhắm đúng vào khách hàng mục tiêu.

Chiến lược truyền thông Marketing đa kênh hiện nay đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng, bởi nó đem lại nhiều tín hiệu tích cực. Chief Marketing Officer có nhiệm vụ tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng các hình thức truyền thông, bao gồm cả online lẫn offline, đồng thời cùng đội ngũ sáng tạo ra thông điệp ý nghĩa, đầy đủ, “chạm” được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

Trong quá trình triển khai, CMO cần theo dõi, giám sát để đưa ra những thay đổi phù hợp hoặc giải quyết những sự cố trước khi chúng làm ảnh hưởng đến toàn bộ chiến lược. Quá trình này đòi hỏi Chief Marketing Officer phải điều hành, quản lý đội ngũ nhân viên để họ tập trung vào công việc và mang lại hiệu suất tốt nhất.

Quản trị chiến lược sản phẩm

Quản trị chiến lược sản phẩm là những hoạt động liên quan đến việc phát triển sản phẩm mới và tiếp thị các sản phẩm ra thị trường. Trong nhiệm vụ này, Chief Marketing Officer cần nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm, xác định nhu cầu khách hàng, đưa ra các chương trình khuyến mãi, theo dõi sự cạnh tranh và thường xuyên theo dõi những phản hồi của khách hàng.

Giám sát, đánh giá và thay đổi hoạt động Marketing trong doanh nghiệp

Sau khi đã triển khai xong một chiến dịch Marketing, doanh nghiệp cần đánh giá xem chúng có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra hay chưa. Do đó, ngoài việc giám sát, triển khai hoạt động thì Chief Marketing Officer cần phải có hoạt động đo lường, đánh giá hiệu quả của mỗi chiến dịch.

Song song đó, họ cũng cần thiết lập một hệ thống các tiêu chí đánh giá khách quan. Điều này giúp CMO có cơ sở để đưa ra những điều chỉnh, thay đổi cần thiết trong chiến lược, đảm bảo đạt được mục tiêu và báo cáo kết quả cho cấp trên.

Chief Marketing Officer chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan đến Marketing, từ truyền thông, PR, quảng cáo, SEO, design,…do đó họ cần giám sát chặt chẽ toàn bộ các hoạt động này để đưa ra những đánh giá chính xác nhất.

Không phải lúc nào mọi việc cũng diễn ra suôn sẻ, các chiến lược Marketing cũng vậy, những tác động chủ quan (nhân viên, khách hàng,…) và khách quan (tình hình thị trường, dịch bệnh,…) có thể khiến các chiến lược không còn như dự định ban đầu. Chính vì vậy, CMO cần phải theo dõi sát sao tình hình, nhìn nhận được các rủi ro để đưa ra những chỉnh sửa phù hợp và kịp thời.

Đưa văn hóa chuyển đổi số vào doanh nghiệp

Những tiến bộ công nghệ trong vài thập kỷ qua đòi hỏi những người lãnh đạo doanh nghiệp phải kịp thời cập nhất, nắm bắt và ứng dụng công nghệ vào doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian, xử lý những công việc nhỏ, thủ công để nhân viên có thời gian làm những công việc quan trọng khác.

Internet, điện toán di động, IoT, AI, Big data, các nền tảng truyền thông xã hội đều đang tạo ra các vấn đề và cơ hội cần phải giải quyết. Khách hàng có khả năng chia sẻ suy nghĩ của họ về thương hiệu và các thương hiệu hiện có quyền tiếp cận khách hàng theo nhiều cách khác nhau.

Vì vậy, Chief Marketing Officer cần có khả năng khai thác các công nghệ này và tận dụng tiềm năng để kết nối cũng như gây ảnh hưởng đến khách hàng. Có nghĩa là, CMO cần có trách nhiệm góp phần đưa văn hóa chuyển đổi số vào toàn bộ doanh nghiệp, cùng với các ban lãnh đạo cấp cao khác.

Thiết lập, nuôi dưỡng các mối quan hệ hợp tác

Mối quan hệ kinh doanh là không thể thiếu đối với các nhà lãnh đạo. Chief Marketing Officer đại diện cho doanh nghiệp ở nhiều phương diện, do đó họ cần thiết lập, nuôi dưỡng các mối quan hệ hợp tác kinh doanh nhằm xúc tiến việc phân phối các sản phẩm/ dịch vụ ra thị trường. Bằng cách tận dụng các mối quan hệ, thiết lập mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng, mời những người nổi tiếng quảng bá cho thương hiệu,…

Một số yêu cầu về kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn đối với vị trí CMO

Tùy thuộc vào quy mô kinh doanh, sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mà các nhà tuyển dụng có những yêu cầu về kinh nghiệm, kỹ năng cho vị trí CMO. Nhưng nhìn chung thì với vị trí Chief Marketing Officer thì cần những yêu cầu cơ bản sau:

Học vấn

Để đảm nhận vị trí Chief Marketing Officer thì học vấn theo nguyên tắc là cần từ Thạc sĩ trở lên trong những lĩnh vực kinh doanh hoặc công nghệ. Tuy nhiên hiện nay đảm nhận vị trí này cần có tốt nghiệp đại học trở lên và có kinh nghiệm ở vị trí trưởng nhóm, trưởng phòng marketing hoặc vị trí tương đương từ 3 đến 4 năm.

Kinh nghiệm

Vì là vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp chính vì thế mà không chỉ cần trình độ học vấn mà CMO cần có cho mình nhiều năm kinh nghiệm làm nghề  với vị trí tương đương, Ứng viên cũng cần có kiến thức rộng rãi và am hiểu về thị trường marketing. Ngoài ra, để đảm nhận vị trí này thì cũng cần có kinh nghiệm về việc xây dựng thương hiệu, giải quyết vấn đề và kinh nghiệm đối mặt với khó khăn trên thị trường thương mại điện tử cũng như truyền thống.

Kỹ năng lãnh đạo

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng cần phải có và bắt buộc đối với vị trí CMO bởi đây là vị trí đảm nhiệm mọi hoạt động của chiến dịch Marketing. Họ cần có khả năng lãnh đạo nhóm, khiến cho nhân viên Marketing đi theo chỉ dẫn của họ để hoàn thành những mục tiêu chung của doanh nghiệp cũng như những mục tiêu của chiến dịch Marketing hướng tới.

Khả năng giao tiếp

Vì là một nhà lãnh đạo nên kỹ năng giao tiếp sẽ giúp Chief Marketing Officer kết nối với các mối quan hệ trong công ty từ nhân viên đến ban giám đốc, trưởng các bộ phận và  góp phần đưa hình ảnh doanh nghiệp/ thương hiệu ra thị trường. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp cho CMO có thể thực hiện các báo cáo, lên kế hoạch với đối tác cũng như chủ sử dụng lao động một cách rõ ràng, đơn giản.

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường và khách hàng

Kỹ năng nghiên cứu, phân tích là một trong những kỹ năng cần thiết giúp cho CMO thực hiện tốt được việc nghiên cứu thị trường và hành vi người tiêu dùng. Từ kết quả nghiên cứu này mà Chief Marketing Officer có thể giúp ích và hỗ trợ hiệu quả nhất cho việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt với sự cạnh tranh ngày càng lớn mạnh của các thương hiệu trên thị trường thì việc nghiên cứu, phân tích khách hàng và thị trường sẽ giúp CMO “Biết người biết ta”

Việc nghiên cứu thị trường là một phần không thể thiếu trong hoạt động Marketing. Nghiên cứu thị trường để tìm ra được tệp khách hàng trung tâm của sản phẩm/dịch vụ cũng như biết được nhu cầu thị trường hiện đang cần gì. Nếu Như không có phương pháp nghiên cứu thị trường phù hợp, Chief Marketing Officer sẽ khó có thể tiếp tục giữ chân khách hàng bởi lẽ khách hàng sẽ không quan tâm hay hứng thú với bất cứ sản phẩm nào không thuộc mối quan tâm của họ.

Tham khảo thêm một số công cụ nghiên cứu thị trường của các Marketer: https://upbrandtop1.com/marketing-tool-la-gi-top-10-cong-cu-marketing-pho-bien/

Tư duy sáng tạo

Trong thời đại kinh doanh 4.0 rất cần người làm Marketing liên tục đổi mới tư duy và khả năng sáng tạo. Đặc biệt là đối với vị trí quan trọng như Chief Marketing Officer. Tư duy sáng tạo sẽ sản sinh ra những phiên bản hoàn hảo hơn của sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu. Nhờ có tư duy này mà những CMO có thể tạo ra cơ hội và lợi thế cho thương hiệu trong các lĩnh vực.

Kỹ năng cá nhân

Bên cạnh những kỹ năng về chuyên môn hay kỹ năng mềm thì việc cân nhắc lên vị trí Chief Marketing Officer cũng là cần một số kỹ năng cá nhân như: khả năng thực hiện nhiều công việc trong cùng một thời điểm, có khả năng làm việc với tốc độ cao, có thái độ tích cực với công việc, hay có kỹ năng giải quyết vấn đề và cuối cùng đó là kỹ năng quản lý thời gian,… Đây là những kỹ năng cá nhân mà những ai muốn trở thành Chief Marketing Officer nên học và trau dồi nhiều hơn cho bản thân.

Bên cạnh những kỹ năng về chuyên môn hay kỹ năng mềm thì việc cân nhắc lên vị trí Chief Marketing Officer cũng là cần một số kỹ năng cá nhân
Bên cạnh những kỹ năng về chuyên môn hay kỹ năng mềm thì việc cân nhắc lên vị trí Chief Marketing Officer cũng là cần một số kỹ năng cá nhân

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về Chief Marketing Officer cũng như những kỹ năng chuyên môn cần có để đảm nhận vị trí này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn gì về bài viết cũng như vị trí Chief Marketing Officer, đừng ngại liên hệ ngay với Up Brand Top 1 để được giải đáp và hỗ trợ sớm nhất.

Picture of Up Brand Top 1

Up Brand Top 1

Công ty TNHH Up Brand Top 1 là Agency cung cấp các dịch vụ marketing tổng thể bao gồm lên chiến lược và thực hiện chi tiết giúp Quý doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư, nâng cao khả năng sinh lợi nhuận. KPIs được cam kết cụ thể theo từng giai đoạn và định hướng kinh doanh.

Để lại một bình luận

Lên đầu trang