7P trong marketing là gì? Lý thuyết và case study thực tế

7P trong marketing

Mô hình 7P trong marketing được phát triển trên nền tảng 4P cổ điển, đây là bộ khung được nhiều doanh nghiệp và marketer bám sát trong các chiến lược marketing mang về hiệu quả được chứng minh. Vậy mô hình 7P trong marketing là gì? Những yếu tố nào tạo nên sự thành công trong mô hình này? Mời bạn đọc cũng UP BRAND TOP 1 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Marketing Mix là gì?

Để có thể hiểu về 7P trong Marketing, trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu Marketing Mix là gì?

Marketing Mix tạm dịch trong tiếng Việt là marketing hỗn hợp, nó bao gồm các công cụ tiếp thị được phối hợp đúng nơi đúng thời điểm và đúng mức giá khiến khách hàng đưa ra quyết định mua.

Mô hình cơ bản ban đầu của Marketing Mix là 4P bao gồm: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (kênh phân phối), Promotion (quảng bá). Theo thời gian và những chuyển dịch thị trường, hiện nay đã phát triển thành mô hình 7P trong marketing nhằm đáp ứng được nhiều nhu cầu và mục đích của thị trường hơn.

Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về Marketing Mix tại: https://upbrandtop1.com/marketing-mix-la-gi/

Mô hình 7P trong marketing là gì?

7P trong markeitng bao gồm các yếu tố: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quy trình), và Physical evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ).

Chúng ta sẽ tiếp tục phân tích sâu hơn 7 chữ P này để có hiểu tính ứng dụng giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững trong thị trường nhiều tính cạnh tranh hiện nay.

Product (sản phẩm)

Product (sản phẩm) có thể là hữu hình hoặc vô hình
Product (sản phẩm) có thể là hữu hình hoặc vô hình

Sản phẩm có thể là các loại hàng hóa hữu hình hoặc vô hình (dịch vụ) được hình thành giúp đáp ứng nhu cầu hoặc giải quyết vấn đề của những nhóm người xác định.

Ví dụ: giải quyết các vấn đề về răng miệng: hàng hóa hữu hình bao gồm kem đánh răng, chỉ nha khoa,…; hàng hóa vô hình như dịch vụ trồng răng sứ, cạo vôi răng,…

Sản phẩm là yếu tố tiên quyết, vì nếu không có sản phẩm sẽ không có tiêu thụ và không có dòng tiền.

Theo Hubspot.com, sản phẩm được chia là 4 loại:

  • Hàng tiện lợi: sản phẩm người tiêu dùng có thể mua mà không cần suy nghĩ nhiều: dầu gội, kem đánh răng, nhu yếu phẩm,… Với nhóm sản phẩm này, người tiêu dùng thường gắn bó với nhãn hiệu họ yêu thích đến khi họ tìm thấy lý do phải chuyển đổi.
  • Hàng mua sắm: những sản phẩm người tiêu dùng phải dành thời gian nghiên cứu và so sánh trước khi mua: ô tô, bất động sản, thời trang cao cấp,… Phương pháp marketing cho dòng sản phẩm này thường tập trung vào chứng minh giá trị hoặc giảm giá vào những dịp đặc biệt.
  • Hàng đặc sản: loại hàng hóa đặc biệt và duy nhất, ví dụ: điện thoại Iphone. Người tiêu dùng không cần so sánh và cân nhắc nhiều như khi tiêu thụ các sản phẩm khác. Với kiểu sản phẩm này, thay vì tập trung vào chứng minh giá trị họ sẽ liên tục đổi mới và cải tiến vì giá trị của họ đã được vốn dĩ đã được định hình.
  • Hàng không cần mua: loại hàng hóa mà mọi người không hào hứng khi mua ví dụ như pin, bình cứu hỏa,… Đây là nhóm sản phẩm khách hàng lựa chọn mua vì cảm giác sợ hãi hoặc nguy hiểm.  Chẳng hạn, bạn sẽ không ra chợ tìm bình chữa cháy “mới và tốt nhất”, bạn sẽ chỉ mua một cái do sợ hỏa hoạn tiềm ẩn. Ngoài ra, pin được mua chỉ vì những cái cũ đã không còn sử dụng được. Giải pháp marketing cho nhóm này thường tập trung vào việc nhắc nhở người tiêu dùng về sự tồn tại của sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng rằng việc mua sản phẩm sẽ mang lại cho họ cảm giác an toàn hơn.

Sau khi xác định được nhóm sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, các marketers phải tiếp tục nghiên cứu về dòng đời của sản phẩm (product life cycle) trong quá trình phát triển.

Vòng đời của một sản phẩm gồm 4 giai đoạn:

  1. Giai đoạn giới thiệu (introduction)
  2. Giai đoạn tăng trưởng (growth)
  3. Giai đoạn trưởng thành (maturity)
  4. Giai đoạn thoái trào (decline)

Với mỗi giai đoạn khác nhau trong vòng đời của mình, sản phẩm cần có phương án cải tiến phù hợp để kích thích nhu cầu trước khi thoái trào.

Một số điểm cần tập trung vào sản phẩm trong chiến lược marketing tổng thể:

  • Chất lượng: Chất lượng sản phẩm tốt là điểm mấu chốt chiếm được lòng tin từ khách hàng giúp việc tiếp thị và bán hàng dễ dàng hơn.
  • Hình ảnh: Sự phát triển của công nghệ giúp việc sản xuất video, hình ảnh cũng như tạo kênh để khách hàng tiếp cận với sản phẩm qua môi trường online dễ dàng hơn. Bạn không làm đối thủ sẽ làm, bạn làm tốt đối thủ có thể làm tốt hơn.
  • Thương hiệu: Được liên kết chặt chẽ với “hình ảnh”, đây là câu chuyện thương hiệu mà bạn xây dựng xung quanh sản phẩm của mình và cách nó kết hợp với hình ảnh thương hiệu để phát triển rộng lớn hơn.
  • Tính năng: Các tính năng của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cần chú trọng nhiều đến USP và lợi ích cho khách hàng mục tiêu của mình.
  • Các biến thể: Các phiên bản khác nhau của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, đối tượng mục tiêu mà bạn nhắm đến và cách bạn tạo ra sự khác biệt giữa doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp khác.

Ngoài ra, các marketer phải tính toán đến phương án ứng dụng Product Mix để tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc phối hợp thế mạnh từ các dịch vụ / sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.

Product mix là tổng hợp các sản phẩm và chủng loại sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Khái niệm này được hiểu là tỷ trọng các sản phẩm mà một doanh nghiệp bán ra, doanh nghiệp có thể quyết định cung ứng một loạt sản phẩm tương tự nhau để lôi cuốn người mua trong chiến lược phân đoạn thị trường.

Ví dụ: Unilever cung cấp các loại sản phẩm như: OMO, Surf, Dove, Knorr, Comfort, Hazeline, Clear, Pond’s, P/S, Close Up, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight, Lipton, TRESemmé và Lifebuoy.

Price (giá cả)

Price (giá cả) trong mô hình 7Ps marketing
Price (giá cả) trong mô hình 7Ps marketing

Price – Giá là số tiền mà khách hàng phải trả để sử dụng dịch vụ hoặc hàng hóa tính trên 1 đơn vị xác định (liệu trình, hộp, gram,…) của doanh nghiệp.

Bên cạnh chất lượng của sản phẩm, giá cả cũng là 1 trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

  • Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số lao động (thời gian lao động và công sức lao động) làm ra nó.
  • Giá trị của đồng tiền.
  • Quan hệ cung và cầu về hàng hoá.

Việc giá cả thay đổi thường ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số và nhu cầu của thị trường về sản phẩm, điều này buộc những chiến lược marketing phải thay đổi phù hợp để thị trường chấp nhận.

Thông thường, sản phẩm của một doanh nghiệp mới chưa định vị được tên tuổi sẽ khó để khách hàng chi trả một mức giá cao, cùng với đó số lượng sản xuất không đủ lớn đến chi phí đầu vào cao có thể khiến các start up gặp nhiều khó khăn.

Có khá nhiều chiến lược định giá sản phẩm cho từng giai đoạn, tuy nhiên trước hết doanh nghiệp cần căn cứ vào một số điểm chủ yếu trước khi định giá cho:

  • Chi phí vốn sản phẩm là bao nhiêu?
  • Định vị thương hiệu của mình ở đâu trên thị trường?
  • So sánh giá của sản phẩm, hình ảnh nhãn hiệu sản phẩm của đối thủ và chất lượng cạnh tranh trên thị trường.
  • Khả năng giảm giá giai đoạn đầu có thể giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng hơn không?

Từ đó, bạn có thể thực hiện các chiến lược định giá phù hợp như: Market-Skimming (giá hớt ván):  Đưa một mức giá sản phẩm thật cao khi tung ra thị trường, sau đó giảm dần mức giá theo thời gian nhằm thu về doanh thu tối đa.

Sau khi xác định được giá, bạn phải chứng minh cho khách hàng thấy chi phí họ bỏ ra để sở hữu sản phẩm của bạn là đúng hoặc vượt trên kỳ vọng, đồng thời việc cung cấp các tùy chọn tín dụng và đa dạng hóa phương thức thanh toán có thể tận dụng được nguồn sức mạnh từ đối tác (giảm giá bằng mã zalo pay, momo,…)

Place (địa điểm)

Với nghĩa rộng hơn, trong marketing Place còn có thể được hiểu là kênh phân phối trực tiếp hoặc trung gian.

Tìm ra vị trí hoặc kênh phân phối mà khách hàng tiềm năng và mục tiêu thường xuyên xuất hiện là một lợi thế vô cùng lớn, có thể tránh được lãng phí ngân sách ngân sách để có doanh thu.

Ví dụ: banner về phòng khám, thực phẩm chức năng trên các blog hoặc website sức khỏe; tạp chí xe hơi trong khoang máy bay hạng thương gia; phát sampling về siro cho trẻ em trước cửa hiệu thuốc; quảng cáo du lịch trong thang máy chung cư cao cấp; rượu bia và các chất có cồn được phân phối trực tiếp thông qua các quán nhậu…

Một số chiến lược giúp doanh nghiệp tìm được kênh phân phối phù hợp:

  • Phân phối chuyên sâu
  • Phân phối độc quyền
  • Phân phối chọn lọc
  • Nhượng quyền thương hiệu

Promotion (quảng bá)

Khách hàng hài lòng và truyền miệng sản phẩm cũng là một hình thức quảng bá (Promotion)
Khách hàng hài lòng và truyền miệng sản phẩm cũng là một hình thức quảng bá (Promotion)

Promotion là công việc thông qua các kênh truyền thông, xây dựng thương hiệu, chiến lược khuyến mãi,… với mục đích nâng cao độ nhận diện thương hiệu, cho khách hàng biết rõ lý do tại sao họ phải sử dụng sản phẩm với mức giá mà bạn đã định sẵn.

Bạn có 1 sản phẩm tốt nhưng không bạn không để khách hàng biết hoặc có lý do để sử dụng sản phẩm đó doanh số chắc chắn sẽ bị trì trệ. Vì vậy Promotion là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mô hình marketing mix.

Các phương pháp quảng bá thông dụng mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Tổ chức về bán hàng, tiếp thị đa kênh: đại lý phân phối, nhượng quyền thương hiệu, website, thương mại điện tử, social,…
  • Quan hệ công chúng: các hình thức tiếp cận công chúng như sự kiện, thông cáo báo chí, đối thoại trực tiếp, xử lý khủng hoảng,… kéo gần khoảng cách giữa khách hàng và sản phẩm cũng như thương hiệu.
  • Quảng cáo, khuyến mãi: loại hình phổ biến nhất khi dùng để quảng bá sản phẩm có thể kể đến các hình thức như chạy ads Facebook, Tiktok, Google, quảng cáo truyền hình, booking báo chí,… đây là hình thức giúp tiếp cận khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
  • Cá nhân hóa trải nghiệm: đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực B2B, tạo ra thông điệp và những tính năng mang tính chất cá nhân cho từng khách hàng sẽ khiến họ hứng thú hơn.
  • Truyền miệng: đây là phương pháp quảng bá rất hiệu quả trong việc chạm đến cảm xúc khách hàng vì thông tin truyền miệng từ người quen sẽ ít mang lại sự cảnh giác cho người tiêu dùng hơn các phương pháp quảng bá khác.
  • Các phương pháp khác.

Bằng cách phối hợp nhiều phương pháp quảng bá khác nhau, nội dung cụ thể của 1 campaing sẽ tiếp cận khách hàng một cách tự nhiên nhất thúc đẩy việc đạt được mục tiêu đề ra.

People (Con người)

People (con người) một trong những yếu tố quyết định của marketing mix nói chung và 7P nói riêng
People (con người) một trong những yếu tố quyết định của marketing mix nói chung và 7P nói riêng

Trong 7Ps của chiến lược marketing, yếu tố “People” (người) đại diện cho những người tạo ra và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình xác định và thực hiện chiến lược marketing, vì những người tạo ra và sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của chiến lược.

Vai trò của cong người làm việc trong doanh nghiệp được chia làm nhiều nhóm khác nhau:

  • Lãnh đạo: nắm bắt tình hình công việc, tính cách nhóm người quản lý, tổng quan thị trường để có cái nhìn tổng thể và phân phối công việc.
  • Người quản lý: có khả năng quản lý đội nhóm, tập thể, phân bổ công việc hợp cho từng nhân sự, qua đó hoàn thành những mục tiêu công việc của doanh nghiệp.
  • Người tác động: không trực tiếp thực hiện dịch vụ, không tác động vào khách hàng nhưng tác động vào tiến trình thực hiện dịch vụ doanh nghiệp như nghiên cứu, thực hiện chiến lược Marketing, sản xuất sản phẩm, phát triển dịch vụ mới.
  • Người liên lạc: liên hệ trực tiếp với khách hàng một cách thường xuyên, nắm được các yếu tố tâm lý của khách đối với sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Yếu tố con người luôn quan trọng, để có ví dụ dễ nhìn nhất bạn có thể hình dung về những chiến lược marketing xây dựng văn hóa doanh nghiệp để thúc đẩy động lực như: chia sẻ ESOP, lợi nhuận trên đơn hàng,… hoặc các chiến lược marketing du kích tận dụng nguồn lực nhàn rỗi từ các vị trí nhân sự trong công ty.

Process (Quy trình)

Process (Quy trình) cần được đảm bảo để chăm sóc khách hàng và vận hành doanh nghiệp tốt
Process (Quy trình) cần được đảm bảo để chăm sóc khách hàng và vận hành doanh nghiệp tốt

Yếu tố “Process” (quy trình) đại diện cho các bước hoặc quy trình được sử dụng để sản xuất, phân phối và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp một cách hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Quy trình cũng cần được điều chỉnh và cải tiến theo từng thời điểm cụ thể để đảm bảo rằng nó luôn hiệu quả và tối ưu. Một quy trình bài bản giúp khách hàng hài lòng, gia tăng hiệu quả phục vụ, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên.

Physical Environment hay Physical evidence (Môi trường vật lý)

Không gian bán hàng là một phần của Physical evidence (Môi trường vật lý)
Không gian bán hàng là một phần của Physical evidence (Môi trường vật lý)

Đây là tất cả các yếu tố vật chất mà khách hàng sẽ nhìn thấy khi sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Các yếu tố cần xem xét bao gồm thiết kế sản phẩm, định dạng bao bì, không gian bán hàng, tòa nhà, cơ sở hạ tầng, thiết bị, đồng phục, cảnh quan, trang thiết bị,… tất cả những gì hữu hình mà khách hàng có thể tương tác.

Đặc biệt đối với nhóm ngành dịch vụ, sự trừu tượng cần được chứng minh bằng các bằng chứng hữu hình để khách hàng dễ hình dung hơn.

Bên cạnh đó, physical evidence trong 7p marketing còn liên quan đến xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp và các sản phẩm của họ được cảm nhận trên thị trường.

Vai trò của mô hình 7Ps trong marketing

Trong lĩnh vực marketing bên cạnh mô hình 7Ps còn có mô hình 4Ps và 5Ps, 4C.

7Ps có thể được xem là mô hình cập nhật đầy đủ các yếu tố cần thiết trong marketing hiện đại, được nhiều doanh nghiệp ứng dụng thành công.

Mô hình 7Ps (7 yếu tố tiếp thị) là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực marketing, giúp các doanh nghiệp tạo ra và thực hiện các chiến lược marketing hiệu quả hơn. Dưới đây là một số lý do vì sao mô hình 7Ps marketing quan trọng:

  1. Đảm bảo đầy đủ yếu tố tiếp thị: Mô hình 7Ps bao gồm 7 yếu tố quan trọng của marketing bao gồm sản phẩm, giá cả, nơi bán, tiếp thị, người dùng, quá trình và chứng nhận. Điều này giúp đảm bảo rằng các doanh nghiệp không bỏ sót bất kỳ yếu tố nào quan trọng trong chiến lược tiếp thị của họ.
  2. Tối ưu hóa chiến lược tiếp thị: Bằng cách sử dụng mô hình 7Ps, các doanh nghiệp có thể xác định các yếu tố mạnh và yếu của chiến lược tiếp thị hiện tại của họ, từ đó có thể tối ưu hóa chiến lược của mình để đạt được hiệu quả cao nhất.
  3. Tạo ra sự khác biệt đối với đối thủ cạnh tranh: Sử dụng mô hình 7Ps giúp các doanh nghiệp tìm ra những điểm mạnh của mình và tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thông qua các yếu tố như sản phẩm, giá cả, quảng cáo và dịch vụ khách hàng.
  4. Tăng tính toàn vẹn và đồng bộ trong chiến lược tiếp thị: Mô hình 7Ps đảm bảo rằng tất cả các yếu tố tiếp thị được đưa vào tính toàn vẹn và đồng bộ trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp, giúp tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng.

Với những lợi ích trên, mô hình 7Ps marketing là một công cụ quan trọng giúp các doanh nghiệp tối ưu hóa chiến lược tiếp thị và đạt được sự thành công trong kinh doanh.

Các doanh nghiệp nổi tiếng đã áp dụng mô hình 7Ps trong marketing mix

Mô hình 7Ps là một công cụ marketing phổ biến và được sử dụng rộng rãi bởi các công ty đa quốc gia trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ví dụ về các công ty đa quốc gia đã áp dụng mô hình 7Ps:

  1. McDonald’s: Công ty thực phẩm nhanh này đã sử dụng mô hình 7Ps để phát triển chiến lược tiếp thị toàn cầu của mình. McDonald’s chú trọng đến tất cả các yếu tố của mô hình 7Ps, bao gồm sản phẩm (hamburger, khoai tây chiên, nước giải khát), giá cả, nơi bán (quầy hàng, cửa hàng, dịch vụ giao hàng), tiếp thị (quảng cáo, khuyến mãi), người dùng (nhân viên, khách hàng), quá trình (quy trình sản xuất, dịch vụ hậu mãi) và chứng nhận (thiết kế nhà hàng, bao bì).
    MC Donald's là một trong các doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình 7P trong marketing mix
    MC Donald’s là một trong các doanh nghiệp áp dụng thành công mô hình 7P trong marketing mix
  2. Coca-Cola: Công ty đồ uống nổi tiếng này cũng sử dụng mô hình 7Ps để phát triển chiến lược tiếp thị của mình. Coca-Cola tập trung vào các yếu tố như sản phẩm (đồ uống có ga và không có ga, chai nhựa và lon), giá cả, nơi bán (quầy hàng, siêu thị, cửa hàng), tiếp thị (quảng cáo, khuyến mãi), người dùng (nhân viên, khách hàng), quá trình (quy trình sản xuất, dịch vụ hậu mãi) và chứng nhận (thiết kế chai, lon).
  3. Nike: Công ty sản xuất và bán hàng thể thao này cũng áp dụng mô hình 7Ps để phát triển chiến lược tiếp thị của mình. Nike chú trọng đến các yếu tố như sản phẩm (giày dép, quần áo thể thao), giá cả, nơi bán (cửa hàng, trang web), tiếp thị (quảng cáo, khuyến mãi), người dùng (nhân viên, khách hàng), quá trình (quy trình sản xuất, dịch vụ hậu mãi) và chứng nhận (thiết kế sản phẩm, bao bì).

Đó là chỉ vài ví dụ về các công ty đa quốc gia đã sử dụng mô hình 7Ps trong chiến lược tiếp thị của mình. Các công ty khác như Apple, Samsung, Toyota, Unilever, P&G cũng đã áp dụng mô hình này để tối ưu hóa chiến lược marketing của mình.

Picture of Up Brand Top 1

Up Brand Top 1

Công ty TNHH Up Brand Top 1 là Agency cung cấp các dịch vụ marketing tổng thể bao gồm lên chiến lược và thực hiện chi tiết giúp Quý doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư, nâng cao khả năng sinh lợi nhuận. KPIs được cam kết cụ thể theo từng giai đoạn và định hướng kinh doanh.

Để lại một bình luận

Lên đầu trang