SWOT là gì? Ứng dụng hiệu quả mô hình SWOT trong kinh doanh và marketing

SWOT

Mô hình SWOT là gì? Đây là mô hình phổ biến được sử dụng để đánh giá vị thế cạnh tranh và phân tích, phát triển kế hoạch chiến lược của một tổ chức, doanh nghiệp.

Từ đó, công ty có thể xác định được vị thế hiện tại và quyết định trong chiến lược kinh doanh. Mô hình này được sử dụng phổ biến bởi các công ty khởi nghiệp, các công ty đã thành lập và thậm chí cả các cá nhân sử dụng để lập kế hoạch nghề nghiệp. Ở bài viết này Up Brand Top 1 sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về chủ đề này, cũng như phân tích SWOT cho cá nhân và doanh nghiệp một cách hiệu quả.

SWOT là gì?

SWOT là viết tắt của cụm từ “Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats” trong tiếng Anh, tương đương với “Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội, Mối đe dọa” trong tiếng Việt.  SWOT là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng trong kinh doanh và quản lý để đánh giá tình hình nội bộ và bên ngoài của một tổ chức hoặc một dự án cụ thể.

Trong quá trình phát triển mô hình SWOT ban đầu tập trung hơn vào phân tích nội bộ, tuy nhiên, với xu thế phát triển của Marketing hiện đại, mô hình SWOT mở rộng phân tích sâu hơn về môi trường kinh doanh.

Cụ thể hơn, Strengths và Weakness được coi là những yếu tố nội bộ của công ty. Đây cũng là hai yếu tố mà tổ chức/công ty có thể thay đổi dựa trên sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo và nhân viên. Trong đó, yếu tố nội bộ có thể hiểu là thương hiệu, hình ảnh, vị trí , đặc điểm và sứ mệnh.

Mặt khác, Opportunities và Threats là những yếu tố bên ngoài. Sở dĩ xem đây là các yếu tố bên ngoài bởi chúng không phải lúc nào cũng có thể kiểm soát được, cũng không phải muốn là có thể thay đổi được

SWOT là viết tắt của cụm từ "Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats" trong tiếng Anh,
SWOT là viết tắt của cụm từ “Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats” trong tiếng Anh,

 4 yếu tố trong SWOT được thể hiện như sau:

  • Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như lượng khách hàng trung thành, công nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm độc đáo…
  • Điểm yếu (Weaknesses): là những yếu tố cản trở doanh nghiệp hoạt động một cách tối ưu nhất. Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục, cải tiến nhanh chóng để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường như: giá cao hơn đối thủ, thương hiệu còn nhỏ, chưa có tiếng trên thị trường, sản phẩm lỗi,…
  • Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi, tích cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán hàng trên các mạng xã hội như Tiktok, nhu cầu khách hàng ngày càng cao,…
  • Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp. Chẳng hạn như nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục,…

Kỹ thuật phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) được dùng để đánh giá và hiểu rõ tình hình của một tổ chức, dự án hoặc cá nhân.

Phân tích SWOT giúp doanh nghiệp nhận thức về tình hình hiện tại và môi trường xung quanh để lập kế hoạch và hoạch định chiến lược, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn và tận dụng cơ hội, đối phó với rủi ro, tận dụng sức mạnh và khắc phục yếu điểm.

Thành phần của mô hình SWOT

4 thành phần Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats, chi tiết trong SWOT được thể hiện như sau:

swot la gi 4
Thành phần của mô hình SWOT

Strengths – Điểm mạnh

Đây là những yếu tố bên trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh, mang lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Bạn có thể sử dụng phương pháp phân tích bằng cách trả lời các câu hỏi để xác định điểm mạnh của doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp của bạn đang làm điều gì tốt nhất?
  • Doanh nghiệp của bạn đang ứng dụng những ý tưởng bán hàng độc đáo nào?
  • Công ty của bạn sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ như thế nào?
  • Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
  • Bạn có tài nguyên nào mà đối thử không có?

Weaknesses – Điểm yếu

Đây những điều có thể ngăn một tổ chức hoạt động ở mức tối ưu. Bạn cần nhận ra nó để có những giải pháp cải thiện kịp thời. Đối với doanh nghiệp những điểm yếu có thể tồn tại là thương hiệu yếu, doanh thu thấp hơn mức trung bình, mức nợ cao, chuỗi cung ứng không đầy đủ hoặc thiếu vốn,…

Bạn có thể sử dụng phương pháp phân tích bằng cách trả lời các câu hỏi để xác định điểm yếu của doanh nghiệp:

  • Bạn chưa đạt tiêu chuẩn những việc làm nào?
  • Lời nhận xét nào chưa tốt về doanh nghiệp bạn?
  • Tại sao khách hàng không lựa chọn sản phẩm của bạn mà lại lựa chọn sản phẩm của đối thủ?
  • Cở sở vật chất hay nguồn lực nhân viên của bạn có tốt hay không?

Opportunities – Cơ hội

Đây là quá trình xác định, đánh giá và nhìn nhận những cơ hội tiềm năng trên thị trường mà doanh nghiệp có thể tận dụng để tăng cường hiệu quả kinh doanh.

Bạn có thể sử dụng phương pháp phân tích bằng cách trả lời các câu hỏi để xác định cơ hội của doanh nghiệp:

  • Bạn muốn khách hàng yêu thích và gắn bó với doanh nghiệp  thì bạn cần làm gì để cỉa thiện sản phẩm và dịch vụ
  • Những kênh truyền thông tiềm năng nào có thể hỗ trợ chuyển đổi khách hàng?
  • Xu hướng nào trong ngành hoặc thị trường mà doanh nghiệp có thể khai thác để phát triển?
  • Có công cụ, tài nguyên gì khác mà doanh nghiệp chưa thực sự tận dụng hay không?

Threats – Thách thức

Thành phần cuối cùng của ma trận SWOT là Threats – những thách thức, rủi ro có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Những thách thức này có thể là những đối thủ cạnh tranh mạnh, thay đổi về luật pháp, ngân sách, biến động thị trường,…

Bạn có thể sử dụng phương pháp phân tích bằng cách trả lời các câu hỏi để tìm thấy  thách thức, rủi ro tiềm tàng hiện tại và tương lai mà doanh nghiệp có thể đối mặt:

  • Có những điểm yếu nào trong sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp mà đối thủ cạnh tranh có thể khai thác để chiếm thị phần?
  • Có những lỗ hổng nào trong năng lực sản xuất, quản lý hoặc tài chính có thể gây ra rủi ro và đe dọa đến sự tồn tại của doanh nghiệp?
  • Xu hướng thị trường, yếu tố kinh tế xã hội như xu hướng mua sắm, dịch vụ khách hàng, chính sách của chính phủ,… có thể gây ra thách thức cho doanh nghiệp?

Cách xây dựng ma trận SWOT hiệu quả

Cách xây dựng ma trận SWOT hiệu quả
Cách xây dựng ma trận SWOT hiệu quả

Thiết lập ma trận SWOT

Việc đầu tiên bạn cần làm khi xây dựng ma trận SWOT là phải thiết lập mô hình ở dạng bảng gồm đầy đủ các yếu tố S, W, O, T và SO, WO, ST, WT cũng như sắp xếp các yếu tố này ở các vị trí hợp lý.

Việc này giúp bạn có cái nhìn trực quan hơn để dễ dàng kết hợp chúng với nhau và tạo ra chiến lược hợp lý. Sau đó, bạn cần tìm hiểu kỹ và đầy đủ các yếu tố bên trong và bên ngoài để điền vào 4 ô S, W, O,T.

Tìm và phát triển thế mạnh

Để phát triển tối đa các điểm mạnh trong phần Strength, bạn sẽ phải kết hợp một cách hợp lý với các thành phần của yếu tố Opportunities. Muốn chiến lược phát triển điểm mạnh được tốt nhất, bạn phải nghiên cứu thật kỹ để lựa chọn các điểm và cơ hội thích hợp với nhau.

Ví dụ, nếu điểm mạnh là hệ thống logistics phát triển thì bạn có thể tận dụng cơ hội sự gia tăng trong mua sắm online của khách hàng để tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Xác định và chuyển hóa rủi ro

Khi bạn đã nhận thấy được các nguy cơ, rủi ro tiềm tàng thì cần phải chuyển hóa chúng thành cơ hội cho sự cải tiến bằng những nguồn lực và thế mạnh có sẵn. Tuy nhiên không phải rủi ro nào cũng có thể giúp bạn chuyển hóa thành cơ hội được, thế nên doanh nghiệp nên kết hợp chúng một cách phù hợp.

Ví dụ như rủi ro hiện tại là nhu cầu uống cafe đóng gói của thị trường mới ngày càng giảm sút, nhưng bù lại bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới của bạn rất giỏi. Vậy thì bạn có thể tận dụng nguồn lực này để nghiên cứu, phát triển các loại cafe gói có nhiều mùi vị đặc sắc, thơm ngon hơn.

Nắm bắt và tận dụng cơ hội

Bước này nói về việc bạn tự cải thiện các điểm yếu bên trong để kịp thời nắm bắt cơ hội hiện có. Để phát triển chiến lược này, bạn cần nhìn nhận được điểm yếu nào sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội nếu khắc phục tốt. Bước lựa chọn này rất quan trọng vì chi phí bỏ ra để cải thiện vấn đề nào đó thường không hề nhỏ.

Ví dụ, bạn nhận thấy nhu cầu đặt đồ ăn online của khách hàng ngày một tăng nhanh, nhưng điểm yếu là chưa có dịch vụ giao hàng. Vậy thì bạn có thể xem xét đầu tư xây dựng dịch vụ này nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.

Loại bỏ các mối đe dọa

Chiến lược này khác với chuyển hóa rủi ro, nó đề cập đến việc dự đoán được các “hiểm họa” hoặc sự cố có thể xảy ra vì điểm yếu, thiếu sót hiện tại. Bạn cần thành thật nhìn nhận vấn đề và cải thiện nó sớm nhất để giảm thiểu rủi ro xảy ra trong tương lai.

Ví dụ như rủi ro là tỷ lệ cạnh tranh các quán cafe ngày một tăng nhanh nhưng quán cafe của bạn lại không có đặc điểm nào nổi bật, khác biệt so với các đối thủ. Vậy nên bạn cần phải tập trung xây dựng thương hiệu cho quán cafe của mình để tăng lợi thế cạnh tranh.

Ưu điểm, nhược điểm của mô hình SWOT

Ưu điểm, nhược điểm của mô hình SWOT
Ưu điểm, nhược điểm của mô hình SWOT

Ưu điểm

  • SWOT là phương pháp phân tích kế hoạch, dự án hiệu quả mà không tốn chi phí, điều này tiết kiệm được một khoản ngân sách cho doanh nghiệp.
  • Giúp đưa ra những kết quả quan trọng về 4 thành tố là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra những kết quả chính xác để hoàn thiện về sản phẩm/ dịch vụ, nâng cao vị thế thương hiệu trên thị trường.
  • Làm cho các vấn đề phức tạp trở nên dễ quản lý hơn, bằng cách liệt kê ra các đầu mục quan trọng, giúp các cá nhân dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng quan về những vấn đề của doanh nghiệp.
  • Phân tích SWOT có thể được áp dụng cho hầu hết mọi hoạt động, lĩnh vực kinh doanh. Đây là một công cụ linh hoạt có nhiều ứng dụng.
  • SWOT tận dụng các nguồn dữ liệu, tổng hợp ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Nhược điểm

  • Mô hình SWOT còn khá đơn giản, kết quả đôi khi chưa phản ánh đúng các khía cạnh sâu hơn của doanh nghiệp. Kết quả chưa chuyên sâu vì chỉ tập trung vào chuẩn bị dự án, dữ liệu này không đủ để đưa ra định hướng, mục tiêu.
  • SWOT chỉ tập trung vào 4 yếu tố chính là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, chưa phân tích chi tiết các yếu tố khác như các văn hóa, tâm lý, môi trường,…
  • SWOT phụ thuộc vào quan điểm và đánh giá của người phân tích, do đó, những phân tích khác nhau có thể dẫn đến kết quả khác nhau.
  • Khó để xác định mức độ ưu tiên và quan trọng giữa các yếu tố trong SWOT.
  • SWOT chỉ đưa ra một bức tranh chung về tình hình của doanh nghiệp, không cung cấp giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề.

Những sai lầm khi phân tích SWOT

Dưới đây là những lỗi sai khi phân tích SWOT bạn cần lưu ý

  • Tạo một danh sách quá dài bao gồm cả những ý tưởng bất khả thi
  • Phân tích một cách mơ hồ
  • Không phát hiện ra những điểm yếu của doanh nghiệp
  • Đề cập đến những cơ hội không thực tế

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề SWOT Là Gì? Ứng dụng hiệu quả mô hình SWOT trong kinh doanh và marketing mà Up Brand Top 1 muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin giá trị về chủ đề này.

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Up Brand Top 1 hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Picture of Up Brand Top 1

Up Brand Top 1

Công ty TNHH Up Brand Top 1 là Agency cung cấp các dịch vụ marketing tổng thể bao gồm lên chiến lược và thực hiện chi tiết giúp Quý doanh nghiệp tối ưu chi phí đầu tư, nâng cao khả năng sinh lợi nhuận. KPIs được cam kết cụ thể theo từng giai đoạn và định hướng kinh doanh.

Để lại một bình luận

Lên đầu trang